Covid-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào?

Đó là bản chất của chủng virus corona cũ khi chúng lây truyền từ động vật sang người. Không giống như virus “anh em” cùng họ gây cảm lạnh thông thường, COVID-19 do SARS CoV-2 gây ra có ảnh hưởng trên khắp các cơ quan nội tạng người và cũng là lý do dịch COVID-19 đã làm tử vong hơn 300.000 người. Trong khi tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ 1/5 so với SARS, song virus corona mới lại có tốc độ lan truyền nhanh hơn.

Chủng coronavirus mới này rất giống với virus gây SARS về mặt di truyền, đến nỗi nó được đặt tên là SARS-CoV-2 theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Nhưng những gì thực sự sẽ xảy ra với cơ thể của chúng ta khi mắc COVID-19? Liệu căn bệnh này có để lại những biến chứng nặng nề không?

Covid-19 hủy hoại phổi

COVID-19
phổi là nơi COVID-19 tác động đầu tiên (do tiếp xúc gần với các giọt bắn từ người nhiễm bệnh) và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất

Đối với hầu hết trường hợp đã xác nhận, phổi là nơi COVID-19 tác động đầu tiên (do tiếp xúc gần với các giọt bắn từ người nhiễm bệnh) và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất. Virus SARS-CoV-2 cũng tương tự như virus cúm – chúng gây ra bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng coronavirus chủng mới ban đầu là sốt, ho, hắt hơi, sau đó có thể tiến triển thành viêm phổi cấp tính.

Các chuyên gia thế giới cho biết những ngày đầu mới nhiễm, virus COVID-19 tấn công dồn dập các tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm mạc (màng nhầy). Màng nhầy giúp bảo vệ mô phổi khỏi mầm bệnh và giữ ẩm cho cơ quan hô hấp. Các tế bào cilia tập trung xung quanh tế bào niêm mạc, “dọn dẹp” các vật thể lạ như phấn hoa hoặc virus.

Trước sự hiện diện của virus ngoại lai, cơ thể chúng ta phản ứng chống lại bằng cách tăng cường sản sinh các tế bào miễn dịch đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm sẽ được kiểm soát chặt chẽ và chỉ giới hạn ở các bộ phận bị nhiễm virus. Mặc dù vậy, đôi khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ tiêu diệt tất cả mà không phân biệt là virus hay mô khỏe mạnh. Khi này, chính cơ thể chúng ta trở thành mối nguy, tình trạng viêm phổi có thể trở nên tồi tệ hơn.

Trong giai đoạn 3, tổn thương phổi tiếp tục lan rộng, có thể dẫn đến suy hô hấp. Trong trường hợp may mắn nhất là không tử vong thì người bệnh vẫn có nhiều khả năng chịu tổn thương phổi vĩnh viễn với đặc thù hình ảnh phim chụp phổi dạng “tổ ong”. Những lỗ hổng trên phổi này có thể là các mô sẹo do hệ miễn dịch quá mẫn tạo ra. Khi đó, người bệnh thường cần phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.

Covid-19 gây các vấn đề tim mạch

Các chuyên gia nước ngoài cho biết COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu như làm nhịp tim không đều, tim bơm không đủ máu đến các mô hoặc gây huyết áp thấp và cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định COVID-19 gây hại trực tiếp cho tim.

Xem thêm: Covid-19 cần hiểu đúng phòng đúng!

Covid-19 gây tổn thương gan

Khi virus lây lan từ hệ hô hấp, gan thường là bộ phận cuối chịu tổn thương. Dấu hiệu tổn thương gan được ghi nhận trong các trường hợp mắc COVID-19 thường nhẹ nhưng vẫn có ca tổn thương gan nghiêm trọng hơn, thậm chí là suy gan.

Như vậy phổi là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc COVID-19, đối với người có sức đề kháng kém việc để nhiễm Covid 19 sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó trong tình hình dịch đang phát triển và lan rộng trên toàn cầu hiện nay, có thể trong thời gian đến chúng ta sẽ có thêm nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 nữa. Tuy nhiên, những gì đã và đang diễn ra hiện nay cho thấy Chính phủ và ngành y tế Việt Nam cũng như tất cả các ngành liên quan đã thực hiện khá tốt công tác dự phòng bệnh.

Điều cần làm để phòng tránh dịch covid 19

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị tăng cường công tác truyền thông trên tất cả các phương tiện về các biện pháp dự phòng cho cá nhân và cho cộng đồng (sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên…).

Người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa phương, tuân theo các khuyến cáo dự phòng bệnh, không đến những nơi đông người nếu không thật sự cần thiết và nhất là không hoang mang lo lắng quá mức. Chúng ta hy vọng sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh và vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x