Mỡ máu cao – nguy cơ mắc tai biến, đột quỵ lớn

Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu cao (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Nếu như trước đây, người ta thường chỉ đề cập đến rối loạn mỡ máu ở trên tuổi 60 thì hiện nay, ngay từ 20 tuổi trở lên đã có khá nhiều người mắc căn bệnh này. Tùy thành phần mỡ máu, tăng cholesterol, tăng triglycerid hay cả hai mà có những nguyên nhân khác nhau: + Cholesterol phần lớn được tổng hợp ở gan, một phần từ thức ăn. Tăng cholesterol máu do tổng hợp quá mức ở gan trong một số bệnh di truyền, bệnh về rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường… Hoặc là do chế độ ăn nhiều cholessterol như mỡ động vật, lòng lợn gà, lòng đỏ trứng, bơ, thịt chó, bò, trâu, tôm. Ngoài ra còn liên quan tới thừa cân, béo phì và lười vận động.

Những lưu ý trước khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ bạn cần biết

Chuẩn bị thời gian phù hợp trước khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ Thông thường, khám sức khỏe tổng quát định kỳ tốn thời gian từ 3 tiếng cho đến 1 buổi tùy vào gói khám bạn lựa chọn nhiều hay ít hạng mục. Do vậy, bạn cần xác định trước thời gian rảnh để có thể sắp xếp công việc tránh ảnh hưởng đến dự định cá nhân.Tìm hiểu trước thông tin về các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ Bạn cần tìm hiểu thông tin về các gói khám sao cho phù hợp với độ tuổi và ngân sách của mình. Để tránh mất thời gian bạn có thể liên hệ trước các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn hỗ trợ lựa chọn những gói khám phù hợp. Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín về khám sức khỏe tổng quát định kỳ Hiện nay hầu hết các Phòng khám, Bệnh viện từ công lập đến ngoài công lập đều có dịch vụ khám sức khỏe

Phát hiện ung thư sớm – Những dấu hiệu cần lưu ý

Phát hiện ung thư sớm – Những dấu hiệu cần lưu ý Đối với Phát hiện ung thư sớm Ung thư vú là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ nên mỗi người đều cần nắm được lợi ích, hạn chế và rủi ro của các phương pháp sàng lọc. Phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi nên bắt đầu sàng lọc Phát hiện ung thư sớm bằng cách chụp quang tuyến vú (chụp X-quang vú) hàng năm và duy trì đến năm 54 tuổi. Từ 55 tuổi, phụ nữ nên chuyển sang chụp quang vú hai năm một lần hoặc tiếp tục tần xuất hàng năm. Ngoài ra, để nhận biết các dấu hiệu lạ và có biện pháp điều trị sớm, mỗi người cần ghi nhớ tình trạng bình thường của bản thân. Với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, cần kết hợp chụp X-quang vú cùng chụp cộng hưởng từ (MRI) và trao đổi với bác sĩ để có phương pháp sàng lọc Phát hiện ung thư sớm

Nội soi tiêu hóa – mắt thần chẩn đoán sàng lọc bệnh lý đường tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là gì? Nội soi tiêu hóa là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa. Để thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ đưa một ống soi mềm, đầu có gắn camera để soi vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Ống nội soi sẽ được đưa và từ đường họng (nội soi tiêu hóa trên) hoặc qua đường hậu môn (nội soi tiêu hóa dưới). Từ đó, các bác sĩ sẽ quan sát được bề mặt ống tiêu hóa như: Thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng… Phương pháp này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được hầu hết các tổn thương và bệnh lý trên ống tiêu hóa như: Viêm, loét, tổn thương mạch máu, nặng hơn là bệnh lý ung thư… Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân có thể được tiến hành sinh thiết, lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn Hp có trong đường ruột, phát hiện các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán ung thư tiêu

Khám sức khỏe định kỳ – Bí kíp sống vui sống khỏe!

Những ưu điểm Khám sức khỏe định kỳ mang lại Phát hiện sớm mầm bệnh Đôi khi cơ thể chúng ta trông có vẻ khỏe mạnh nhưng vẫn có thể tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật từ bên trong. Đó có thể là mầm bệnh rất nguy hiểm như tế bào ung thư, hay các chỉ số sụt giảm liên quan đến bệnh mỡ máu, tiểu đường… Tất cả những dấu hiệu này sẽ không thể phát hiện nếu như không được kiểm tra định kỳ và bạn chỉ có thể biết khi nó đã khởi phát. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện các mầm bệnh hay những nguy cơ tiềm ẩn một cách sớm nhất, từ đó có biện pháp phòng ngừa và tăng khả năng chống lại bệnh hiệu quả nhất. Nâng cao hiệu quả điều trị Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý, đặc biệt với những bệnh nan y như tiểu đường, ung thư,

6 thói quen nguy hiểm gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch

Sức khỏe tim mạch và những điều cần cải thiện Ngồi một chỗ quá lâu ảnh hưởng sức khỏe tim mạch Việc ngồi một chỗ nhiều giờ liên tục để làm việc xem tivi có thể làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Lý do là vì, khi bạn ngồi một chỗ thì lượng mỡ và đường trong máu sẽ bị tăng cao. Cách khắc phục: Nên đứng dậy đi lại, vận động, thay vì chỉ ngồi ì một chỗ. Khi ở nơi làm việc, đừng quá lệ thuộc vào những phần mềm chat mà hãy tới chỗ đồng nghiệp và nói chuyện trực tiếp. Lười ăn trái cây và rau củ ảnh hưởng sức khỏe tim mạch Một chế độ ăn thiếu lành mạnh sẽ là nguyên nhân khiến sức khỏe tim mạch suy giảm. Đặc biệt, nếu bạn lười ăn trái cây và rau củ thì cơ thể sẽ thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng, đồng thời làm ảnh hưởng tới cơ quan tim mạch. Cách khắc phục: Bổ sung các loại rau củ quả vào