Xem nhanh nội dung
1.Triệu chứng của bệnh đau xương cụt
– Đau ở mông hoặc hông: Vị trí của xương cụt nằm ở mông, vì thế khi bị đau xương cụt thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở mông hoặc hông. Cơn đau có thể âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi lại nhói lên do những tác động như người bệnh đứng lên, ngồi xuống, di chuyển…
– Đau lan sang các vị trí khác: Ban đầu khi mắc bệnh, cơn đau chỉ xuất hiện duy nhất tại 1 điểm ở xương cụt, nhưng sau đó sẽ lan ra nhanh chóng ở các vị trí xung quanh như hông, háng đùi rồi lan cả xuống đầu gối, mắt cá chân. Tuy nhiên, triệu chứng này không giống nhau ở mỗi người bệnh.
Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và nối với xương hông.
Có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt: các bệnh lý về xương khớp có khả năng gây đau xương cụt như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gai đốt sống… ở vùng gần xương cụt.
Ở phụ nữ, các bệnh lý về phụ khoa (viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, vị trí tử cung bất thường…), bệnh về hệ tiết niệu, kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp cũng gây đau xương cụt; chu kỳ kinh nguyệt, khoang chậu bị sung huyết, tử cung xuất huyết khiến dây thần kinh khoang chậu bị phù và gây phản xạ cũng khiến chị em phụ nữ bị đau mỏi vùng lưng lan xuống xương cụt.
3.Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Đa phần, đau xương cụt do ngồi quá lâu đè ép xương cụt hoặc do va đập gây chấn thương xương cụt, nhẹ thì chỉ gây đau nhức và có thể khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài ngày, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu đau xương cụt do nguyên nhân bệnh lý (bệnh xương khớp, bệnh phụ khoa, bệnh hệ tiết niệu thì khả năng để lại một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
———————–
Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ.
Địa chỉ: 38A Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội
Hotline: 024 3823 2161 – 0934 663 628
Xem thêm: