Ung Thư Cổ Tử Cung

Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa cũng như các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Tầm soát ung thư cổ tử cung là các phương pháp sàng lọc, phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung. Ống cổ tử cung được tạo nên từ một dạng tế bào thường gọi là tế bào trụ. Tại vùng giao nhau giữa hai tế bào này (vùng chuyển tiếp) thường xuất hiện các tế bào bất thường/tế bào tiền ung thư, gây bệnh ung thư cổ tử cung.
 Các phương pháp sàng lọc cổ tử cung phổ biến hiện nay: Khám phụ khoa; Kiểm tra trực quan bằng Acid Acetic (VIA); Soi cổ tử cung; Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
cac giai doan ung thu co tu cung
1. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung
– Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung được gây ra bởi nhiễm virus HPV (virus gây bướu nhú ở người). Virus HPV có thể xâm nhập vào tế bào và kích thích tế bào thay đổi. Một số chủng HPV có liên quan rõ rệt tới ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và họng. Những chủng này được gọi là chủng nguy cơ cao gây ung thư. Một số chủng thì chỉ gây mụn cóc sinh dục mà không phải ung thư.
– HPV là một virus lây truyền qua tiếp xúc tình dục. HPV là một loại virus rất thường gặp và hầu hết những phụ nữ có đời sống tình dục bình thường, thường xuyên và chủ động sẽ có nhiễm một virus HPV trong đời. Nhiễm HPV thường không gây ra triệu chứng và hầu hết các nhiễm này lại tự biến mất. Những trường hợp nhiễm HPV trong thời gian ngắn như thế chỉ gây ra những thay đổi ít (mức độ thấp) của tế bào. Các tế bào có thể quay trở về bình thường khi nhiễm HPV biến mất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhiễm các chủng nguy cơ cao trong thời gian dài, những tế bào cổ tử cung có thể thay đổi mạnh mẽ (mức độ cao). Những thay đổi tế bào cổ tử cung mức độ cao có thể dẫn đến ung thư.
2. Mất bao lâu để ung thư cổ tử cung phát triển?
Ung thư cổ tử cung phát triển không quá nhanh, thường mất 3-7 năm. Trong thời gian này, những tế bào trên bề mặt hoặc xung quanh cổ tử cung có những biến đổi bất thường. Những thay đổi sớm trước khi xuất hiện ung thư này gọi là dị sản (dysplasia) hoặc tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia – CIN).
Các yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:
– Yếu tố nguy cơ lớn nhất là nhiễm một loại HPV mà chủng đó có nguy cơ cao gây ra ung thư. Những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
– Tiền sử cá nhân có loạn sản cổ tử cung, âm đạo hoặc âm hộ
– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung
– Hút thuốc lá
– Mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, ví dụ chlamydia
– Bệnh lý hệ miễn dịch.
———————–
Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ.
Địa chỉ: 38A Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội
Hotline: 024 3823 2161 – 0934 663 628
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x