Phát hiện ung thư sớm – Những dấu hiệu cần lưu ý
Đối với Phát hiện ung thư sớm
Ung thư vú là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ nên mỗi người đều cần nắm được lợi ích, hạn chế và rủi ro của các phương pháp sàng lọc.
Phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi nên bắt đầu sàng lọc Phát hiện ung thư sớm bằng cách chụp quang tuyến vú (chụp X-quang vú) hàng năm và duy trì đến năm 54 tuổi. Từ 55 tuổi, phụ nữ nên chuyển sang chụp quang vú hai năm một lần hoặc tiếp tục tần xuất hàng năm.
Ngoài ra, để nhận biết các dấu hiệu lạ và có biện pháp điều trị sớm, mỗi người cần ghi nhớ tình trạng bình thường của bản thân. Với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, cần kết hợp chụp X-quang vú cùng chụp cộng hưởng từ (MRI) và trao đổi với bác sĩ để có phương pháp sàng lọc Phát hiện ung thư sớm tốt nhất.
Đối với ung thư cổ tử cung
Sàng lọc Phát hiện ung thư sớm cổ tử cung nên bắt đầu từ tuổi 21, dưới 21 tuổi không nên thực hiện các xét nghiệm này.
Phụ nữ 21 – 29 tuổi cần thực hiện xét nghiệm phết tế bào (Pap) ba năm một lần và không áp dụng xét nghiệm HPV ở lứa tuổi này, trừ khi kết quả của Pap có dấu hiệu bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi 30 – 65 nên thực hiện xét nghiệm Pap cùng HPV 5 năm một lần. Tuy nhiên, vẫn cần duy trì tần suất xét nghiệm Pap 3 năm/lần. Phụ nữ trên 65 tuổi có kết quả xét nghiệm bình thường trong hơn 10 năm không cần tiếp tục sàng lọc. Riêng những người có tiền sử ung thư cổ tử cung cần tiếp tục quá trình này trong ít nhất 20 năm từ khi được chẩn đoán, kể cả khi đã quá 65 tuổi.
Ngoài ra, những người đã cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung không phải do ung thư cổ tử cung, không cần sàng lọc Phát hiện ung thư sớm. Việc tiêm vaccine HPV có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do vi khuẩn này gây ra nhưng những người đã tiêm vẫn cần sàng lọc như các khuyến cáo trên.
Ung thư đại – trực tràng
Theo khuyến cáo bắt đầu sàng lọc Phát hiện ung thư sớm đại – trực tràng thường xuyên từ năm 45 tuổi. Điều này có thể phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm bằng các xét nghiệm dựa trên phân hoặc khám trực quan đại – trực tràng. Những người có sức khỏe tốt, không có các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh (béo phì, lười vận động, chế độ ăn không lành mạnh…), vẫn nên tiếp tục khám định kỳ đến năm 75 tuổi.
Những người từ 76 đến 85 tuổi cần trao đổi với các bác sĩ về việc tiếp tục sàng lọc thường xuyên hay không, họ sẽ quyết định dựa trên nhu cầu, sức khỏe tổng quan và lịch sử xét nghiệm Và từ 85 tuổi, không cần sàng lọc ung thư đại – trực tràng.
Ung thư nội mạc tử cung
Theo khuyến cáo phụ nữ sau thời kỳ tiền mãn kinh, cần tìm hiểu về những rủi ro và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung để kịp thời báo cáo với bác sĩ về tình trạng của mình, đặc biệt là khi bị chảy máu âm đạo. Với những người có tiền sử bệnh hoặc trong gia đình có người được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, cần cân nhắc về việc sinh thiết hàng năm.
Tham khảo: Gói khám tầm soát ung thư ở nữ
Tham khảo: Gói khám tầm soát ung thư ở nam
Ung thư phổi
Theo khuyến cáo, những người có các yếu tố sau đây nên tầm soát Phát hiện ung thư sớm – phổi hàng năm bằng phương pháp chụp CT liều thấp:
– Đang ở độ tuổi 55 – 74 và có sức khỏe tốt
– Đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm
– Hút thuốc trong ít nhất 30 năm, trong đó, mỗi ngày hút một gói.
Trước khi thực hiện sàng lọc, mỗi người cần trao đổi với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của mình (có từng hút thuốc không, sống trong môi trường có hóa chất độc hại, khói bụi không…); cách để bỏ thuốc; lợi ích, hạn chế, rủi ro của sàng lọc ung thư phổi.
Ung thư tuyến tiền liệt
Nam giới nên quyết định sàng lọc Phát hiện ung thư sớm tuyến tiền liệt hay không dựa trên sự tư vấn từ bác sĩ bởi các nhà khoa học chưa chứng minh được việc này mang tới lợi ích nhiều hơn tác hại. Nếu quyết định sàng lọc, nam giới nên thực hiện xét nghiệm máu PSA cùng với kiểm tra trực tràng. Tần suất sàng lọc được xác định dựa trên chỉ số PSA.
Biện pháp giảm nguy cơ ung thư
– Tránh xa tất cả các dạng thuốc lá
– Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
– Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất.
– Ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ, hoa quả.
– Hạn chế uống rượu và các đồ uống có cồn khác.
– Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím (UV).
– Tìm hiểu về tiểu sử, yếu tố di truyền bệnh của gia đình
– Thực hiện sàng lọc thường xuyên theo khuyến nghị.