Nguyên nhân hình thành Polyp dạ dày

Xem nhanh nội dung

Polyp có thể xuất hiện thành từng chùm trong các khu vực cụ thể của niêm mạc dạ dày. Thường được phát hiện khi nội soi đường tiêu hóa trên để kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc để chẩn đoán bệnh khác. Polyp dạ dày có thể gây một số biến chứng. Biến chứng nguy hiểm nhất của polyp dạ dày là chảy máu là do polyp gây loét dạ dày. Nếu chảy quá nhiều máu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Nguy hiểm nhất là từ polyp dạ dày từ đơn độc có thể phát triển thành nhiều polyp có thể gây ung thư.

Triệu chứng Polyp dạ dày

polyp dạ dày
Đau khi khám hay ấn ở vùng bụng, nhất là vùng dạ dày là một trong những triệu chứng polyp dạ dày

Polyp dạ dày thường không gây triệu chứng hay dấu hiệu gì. Rất nhiều người không hề biết mình có polyp dạ dày cho đến khi vô tình phát hiện chúng qua nội soi.

Đôi khi, một khối polyp lớn nhanh quá dẫn đến bị loét bề mặt và chảy máu. Khi đó chúng có thể gây triệu chứng chảy máu tiêu hóa. Vì chảy máu lượng ít nên người bệnh thường chỉ đi tiêu phân đen hay tiêu máu ẩn trong phân. Hiếm gặp hơn nữa, khối polyp to quá chiếm chỗ trong dạ dày gây tắc môn vị (môn vị là phần cuối của dạ dày, nối dạ dày với tá tràng). Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác óc ách, nặng bụng và ăn không tiêu:

– Đau khi khám hay ấn ở vùng bụng, nhất là vùng dạ dày.

– Nôn ói.

– Đi tiêu phân đen như bã cà phê.

– Thiếu máu mạn. Do polyp chảy máu rỉ rả kéo dài mà không được phát hiện.

Nguyên nhân gây Polyp dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày khá đa dạng. Bất cứ điều gì làm cho các tế bào dạ dày phát triển bất thường đều có thể dẫn đến căn bệnh này. Cụ thể, chúng ta có thể phải đối mặt với căn bệnh này vì những lý do sau:

– Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Nguyên nhân này thường được tìm thấy ở những người mắc bệnh polyp u tuyến dạ dày và polyp tăng sản.

– Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn H. pylori trú ẩn trong dạ dày qua nhiều năm có thể gây loét dạ dày mãn tính và dẫn đến bệnh polyp dạ dày.

polyp dạ dày
Vi khuẩn H. pylori trú ẩn trong dạ dày qua nhiều năm có thể gây loét dạ dày mãn tính và dẫn đến bệnh polyp dạ dày

– Hội chứng đa polyp tuyến gia đình: Đây là một căn bệnh di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến sự xuất hiện của polyp dạ dày.

– Sử dụng thuốc ức chế bơm proton kéo dài: Một số bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế bơm proton ( chẳng hạn như Esomeprazole, Prevacid hay Omeprazole…) trong thời gian dài cũng có thể mắc căn bệnh này.

– Di truyền: Nguy cơ bị polyp dạ dày sẽ cao hơn nếu trong gia đình bạn có người mắc căn bệnh này.

– Tuổi: Polyp dạ dày phổ biến hơn ở người trung niên và người già, đặc biệt là những đối tượng trên 65 tuổi.

Xem thêm: Những lưu ý cần biết khi khám sức khỏe định kỳ

Bác sĩ làm gì để chẩn đoán polyp dạ dày?

Các xét nghiệm và kỹ thuật y tế được sử dụng làm cơ sở chẩn đoán bệnh polyp dạ dày tại Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ:

Nội soi phát hiện polyp dạ dày
Nội soi chẩn đoán bệnh polyp dạ dày tại Phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ

– Nội soi thực quản – dạ dày. Bác sĩ sẽ dùng 1 ống nhỏ và mềm có đầu là camera đưa từ miệng qua thực quản đến dạ dày và 1 phần tá tràng. Hình ảnh dạ dày từ camera sẽ được chiếu lên màn hình để quan sát. Nội soi thực quản – dạ dày giúp đánh giá tình trạng viêm, loét dạ dày và các khối bất thường như polyp hay khối u trong dạ dày.

– Lấy mẫu sinh thiết. Nếu có phát hiện tổn thương như polyp, bác sĩ có thể sẽ cắt cả khối polyp qua nội soi hoặc lấy vài mẫu mô của tổn thương. Mẫu mô này sẽ được gởi đi làm giải phẫu bệnh. Giải phẫu bệnh là phân tích xem bản chất tế bào và mô học của tổn thương là gì, có tổn thương tân sinh hay dị sản liên quan đến ung thư không.

– Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Có loại polyp liên quan đến nhiễm Hp, xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp là cần thiết. Nếu có nhiễm Hp, bệnh nhân sẽ cần phải điều trị tiệt trừ bằng kháng sinh.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x