Các đấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường – cần biết
Gia tăng cảm giác thèm ăn
Bệnh tiểu đường – Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu. Và trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại với việc giảm cân là tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.
Khát nước
Khát nước liên tục, đặc biệt sau bữa ăn, có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền bệnh tiểu đường. Cơ thể làm việc rất chăm chỉ nhằm loại bỏ glucose dư thừa ra khỏi máu qua nước tiểu. Để duy trì quá trình này, cơ thể sẽ thường xuyên rút nước trong các tế bào xung quanh, từ đó khiến bạn cảm thấy khát nước liên tục.
Đi tiểu thường xuyên
Những khi bạn uống nhiều nước thì hay đi tiểu hơn, hay có một số trường hợp đi tiểu nhiều do nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, có thể đi tiểu nhiều bất thường hơn và nhất là ban đêm, bạn cần lưu ý đến dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa.
Mệt mỏi chóng mặt
Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh đái tháo đường, tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm.
Sụt giảm cân nặng
Giảm cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do bệnh tiểu đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào, cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng. Do đó, nếu như bạn thấy người mệt mỏi, xuống cân nhanh chóng thì nên đi khám bác sĩ.
Bệnh tim mạch vành
Bệnh tiểu đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch, hoặc mảng vữa xơ đã hình thành thì tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức.
Vấn đề về da
Tiền bệnh tiểu đường làm hình thành các mảng da sáng hoặc tối, có vảy trên cơ thể do nồng độ insulin trong máu tăng cao. Hơn nữa, hiện tượng này cũng dần ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, dẫn tới cảm giác ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân.
Tổn thương mắt
Mắt là một trong những bộ phận trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao đã ảnh hưởng đến mắt. Điều này gây nên nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn.
Trên đây là các dấu hiệu dễ nhận thấy bạn có thể bị mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng các loại thuốc để ngăn mức đường trong máu không tăng lên.
Phòng khám đa khoa 28b Điện Biên Phủ Hà Nội địa chỉ y tế uy tín cho mọi nhà.