Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.
Bệnh truyền nhiễm whitmore – Tưởng bệnh mới hóa ra bệnh cũ!
Whitmore hay còn gọi là bệnh melioidosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn whitmore sống rất dai, có thể sống nhiều năm liền trong môi trường đất & nước đã bị nhiễm khuẩn. Ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam là tại Viện Pasteur, Hồ Chí Minh vào năm 1925. Những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, Whitmore còn được gọi với một cái tên “Vietnamese – time bomb” nhằm ám chỉ một bệnh truyền nhiễm bị nhiễm ở Việt Nam.
Sau ngày giải phóng đất nước, chỉ có một số ít các bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh công bố về các ca nhiễm bệnh. Một trong những lý do thiếu thông tin này ở các bệnh viện tuyến dưới chưa biết nhiều về bệnh và chưa cảnh giác xét nghiệm chẩn đoán bệnh, các cán bộ xét nghiệm vi sinh cận lâm sàng chưa có quy trình xét nghiệm bệnh và cũng chưa chú ý đến xét nghiệm bệnh. Chính vì vậy, Whitmore là một bệnh truyền nhiễm đang bị bỏ quên tại Việt Nam.
Khi nào bị nhiễm whitmore?
– Khi hít phải bụi bẩn hoặc các giọt nước bị nhiễm vi khuẩn
– Khi uống nước bị nhiễm mà không được khử trùng
– Khi sờ vào đất bị nhiễm bằng tay hoặc chân trần, đặc biệt là nếu có trầy xước trên da
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh truyền nhiễm whitmore
Bệnh truyền nhiễm whitmore được chia thành các loại khác nhau, thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.
+ Nhiễm trùng phổi: Các dấu hiệu và triệu chứng của melioidosis phổ biến nhất, xuất phát từ bệnh phổi nơi nhiễm trùng có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.
+ Nhiễm trùng cục bộ: Khi nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) sẽ có các dấu hiệu như đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
+ Nhiễm trùng máu: Nếu melioidosis xâm nhập vào máu, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp và mất phương hướng.
+ Nhiễm trùng lan tỏa: Bệnh melioidosis có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng melioidosis mạn tính ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt.
Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm whitmore
Các bác sĩ khuyến cáo, vi khuẩn whitmore không chỉ nguy hiểm cho những người mắc bệnh mạn tính mà nó còn là loại vi khuẩn kháng với rất nhiều loại kháng sinh thường dùng. Đây lại là căn bệnh nguy hiểm rất dễ tái phát (khi tái phát, việc điều trị rất khó khăn, phức tạp) lại chưa có vắc xin phòng bệnh. Cho nên, biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là:
– Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm.
– Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ
– Rửa tay, rửa chân thường xuyên đặc biệt sau khi ra ngoài về
– Xịt khuẩn & giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, do sự hiểu biết về bệnh còn ít, hầu hết các bệnh nhân bị whitmore cho biết, họ không biết gì về căn bệnh này. Do đó, người dân khi có triệu chứng giống cảm cúm, mệt, sốt, đau ngực, cơ, khớp, nên nhanh chóng đến bệnh viện có uy tín để được khám bệnh và điều trị kịp thời./